Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị gì? Chức năng là gì?

Cùng những là bộ phận nằm trong hệ thống nhớ nhưng chức năng của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài lại không hoàn toàn giống nhau. Vậy bộ nhớ ngoài của máy tính là gì? Bao gồm những thiết bị gì? Chức năng là gì?. Trong bài viết này tin công nghệ sẽ chia sẻ một số thông tin về bộ nhớ ngoài của máy tính. Cùng xem ngay thôi!

bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị

1. Tìm hiểu bộ nhớ ngoài của máy tính là gì? Chức năng gì?

Bộ nhớ ngoài của máy tính (hay còn được gọi với tên khác là bộ nhớ thứ cấp hay ổ cứng gắn ngoài) thường được tích hợp trên một thiết bị lưu trữ riêng biệt chẳng hạn như là USB, các loại đĩa DVD/CD, hay các loại ổ cứng thể rắn khác.

Đặc biệt nhờ khả năng tháo rời nên 1 bộ nhớ ngoài có thể sử dụng cho nhiều máy tính, thiết bị khác nhau. Tuy nhiên so với bộ nhớ trong thì bộ nhớ ngoài có một vài khác biệt nhưng đều có thể lưu trữ dữ liệu.

Mặc dù được cấu tạo riêng biệt song người dùng hoàn toàn có thể gắn bộ nhớ trực tiếp vào máy tính thông qua các đầu đọc như khay đĩa, cổng USB. Bộ nhớ ngoài máy tính có một số chức năng như sau:

  • Giúp lưu trữ dữ liệu
  • Giúp chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thiết bị bởi có thể kết nối với những máy tính khác nhau
  • Sử dụng song song với bộ nhớ trong để có thể “chia sẻ gánh nặng”

2. Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị gì? Chức năng là gì?

Được biết bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị sau đây: bộ nhớ từ (đĩa cứng, đĩa mềm), bộ nhớ quang (đĩa CD, DVD), bộ nhớ bán dẫn (flash disk, thẻ nhớ)…

bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị

Bộ nhớ từ

Đĩa mềm: Đĩa mềm được xem là phương tiện lưu trữ từ tính, có hình tròn mềm tương tự băng từ. Đặc biệt cả 2 bề mặt của nó đều được sử dụng để lưu trữ thông tin. Đĩa mềm hầu như được sử dụng chủ yếu cho việc phân phối các phần mềm và dữ liệu máy tính. Chúng có cấu tạo một phần giống như các ổ đĩa cứng nhưng mọi chi thiết bên trong có yêu cầu thấp hơn.

Chính bởi vì khả năng lưu trữ hạn chế nên công nghệ đĩa mềm đã bị “khai tử” nhường chỗ cho những công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn.

Đĩa cứng: Đĩa cứng chính là phần đĩa được gắn sẵn trong ổ cứng. Mặc dù có cấu trúc khá phức tạp nhưng cách định vị thông tin thì tương tự như đĩa mềm. Đặc biệt nó sở hữu tốc độ đọc ghi khá nhanh 5400 – 7200 vòng/phút.

Hiện nay có 2 loại ổ cứng phổ biến đó chính là: SSD và HDD. Trong đó SSD được ưa chuộng hơn hẳn bởi vì tốc độ xử lý dữ liệu, thông tin nhanh hơn.

Bộ nhớ quang

Khi nhắc đến bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị nào, thì ta không thể bỏ qua bộ nhớ quang, nó bao gồm các loại đĩa quang. Đĩa CD, DVD cũng là các loại đĩa quang chế tạo bằng chất dẻo. Khi laze chiếu vào bề mặt đĩa quang sau đó phản xạ lại trên đầu thu và giúp giải mã chúng thành tín hiệu.

Khác với các loại đầu đọc đĩa nhạc thông thường khác, thì ổ đĩa quang không thể trao đổi dữ liệu độc lập mà nó phải giao tiếp với máy tính và nhận lệnh điều khiển từ máy tính.

Thông tin bạn chi tiết cách nhận biết tính năng ghi đọc trên ổ đĩa quang:

  • Đối với ổ đĩa CD: Nếu như là CD-R hoặc CD-ROM thì chỉ đọc được đĩa CD. Còn nếu CD-RW thì có thể vừa đọc và ghi dữ liệu trên CD.
  • Với DVD: DVD-R hoặc DVD-ROM thì có thể đọc được đĩa CD. Nếu như ghi DVD/CD-RW thì có thể đọ được CD, DVD và ghi được đĩa CD trắng. Nếu DVD-RW thì có thể đọc và ghi dữ liệu trên DVD và CD.

Thiết bị nhớ flash (USB) – Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị ?

Để có thể sử dụng ổ đĩa flash, bạn cần cắm ổ đĩa vào cổng USB. Ngay sau khi hoàn thành, trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo rằng ổ đĩa flash đã được chèn vào và nội dung ổ đĩa lúc này sẽ xuất hiện trên màn hình tương tự như những ổ đĩa khác trên máy tính.

Đặc biệt việc sử dụng USB để lưu trữ dữ liệu có khá nhiều ưu điểm như là: kích thước nhỏ gọn, dung lượng lớn, dễ sử dụng…

Hơn nữa hệ thống nhớ bao gồm khá nhiều thiết bị nhưng trong số chúng, ổ đĩa cứng và USB chính là hai loại hiện nay còn được sử dụng nhiều. Trong đó, ổ cứng còn được xem như một phần không thể thiếu trong máy tính để bàn.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên đây của xosotailoc.org bạn đã có những thông tin về bộ nhớ ngoài của máy tính. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!

=>> Xem thêm: Thông tin cách đăng xuất tài khoản Google trên điện thoại